Con quỷ truyền kiếp - Jessie D. Kerruish (thế lữ dịch thuật) 1942
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
Con quỷ truyền kiếp
trọn bộ 2 tập
Thế Lữ dịch thuật
Năm xb 1942
Đầy đủ bìa trước sau, ruột đẹp
“Ở nơi thông mọc um
Đêm sao, tạnh và rét
Gia trưởng nhà Hammond
Sẽ gặp phải lúc chết.
Bên ngoài bức tường rào, những khóm cây, bụi rậm trông giống như những xe tang cắm lông chỏm. Đằng xa, miền thung lũng tắm trong một bầu sương phủ giá băng. Những ngọn sóng sau cùng phía bể bắc dồn về cồn cát, vật mình tan tác trên đỉnh cồn Thunderbarrow Beacon. Nhô lên khỏi khu rừng và nổi ra ngoài màn sương, một hình tượng quái gỡ vươn thân, đen sì trên một nền trời sao điểm. “Thằng người Dannow” là một hình thù khổng lồ mà thời gian đã tạc vào những hang núi đá bờ bể, một tượng huynh đệ với hình Trường Nhân (Leng Man) gần Eastbourne và những hình “bạch mã” ở rải rác nhiều nơi trong nước Anh. Đêm hôm ấy “người Dannow” trông khác nào một con quỷ lớn lao phi thường đang vặn mình trong cơn hấp hối. Trước sự lặng lẽ đáng gờm của ban đêm trống rỗng. Swanhild thấy mình vô cùng yếu đuối; không đủ sức để chống chọi với cái vật đã kinh ngạo tâm lực và can đảm của ba mươi thế hệ nhà nàng. Bởi vì trong dòng họ Hammond tất cả những người mắt trông thấy cái sự ấy đều quyên sinh hết: từ tổ phụ nàng rồi Warlock, Sir Magnus, rồi vợ chồng Godfrey cho đến bao nhiêu người khác nữa cũng vậy! Họ đều muốn thà chết đi còn hơn là sống để phải nhớ mãi cái ác mộng quái gở mà không một người nào chịu tiết lộ ra.”
Truyền thuyết về ma sói và tín ngưỡng đa thần giáo Bắc Âu, đã được bọn cướp biển Viking, mũ trụ đè lên bím tóc vàng, mang gươm đồng, mang đến nước Anh trên những chiếc tàu buồm đầu mũi khắc hình quái vật từ mấy năm trước công nguyên. Đến xứ sở bị sương mù bao phủ này, nó lại quyện chặt với những ký ức lịch sử thời chiến tranh Hai Hồng và thời Mary Tuder, thiêu sống những kẻ phản đạo trên dàn củi, sau khi nhúng thân thể họ vào thùng hắc in nấu lỏng… Mùi hắc in nấu lỏng không những đã để lại những nhiễm sắc thể trong “gien” di truyền của giòng họ Hammond qua bao thế hệ, mà còn gây những cảm giác và phản xạ về sinh lý cho những người thuộc dòng họ này mãi đến thời đại văn minh của chúng ta ngày naỵ Bên cạnh nỗi ám ảnh về lời nguyền là tham vọng muốn chiếm được vật báu tà thuật với thanh gươm và bàn tay danh vọng chặt từ cái xác một người bị treo cổ, tất cả đã tạo thành một con “quái vật truyền kiếp” bao đời xô đẩy người thuộc dòng họ Hammond phạm vào những tội ác đẫm máu, để sau đó lại sa vào niềm hối hận triền miên đến phải kết liễu đời mình để chuộc lỗi. Bí mật qua từng thế kỷ lại dày đặc thêm ấy chỉ được soi rọi qua ánh sáng của khoa học hình sự và phân tâm học hiện đại, không những đã giải mã được những câu đố bí hiểm xa xưa mà còn mang lại thăng bằng cho tâm hồn con người khi tìm thấy điểm tựa của lương tâm. Chỉ có tình thương mới cứu rỗi được cho con người, phải chăng đó là điều mà nhà văn C.Kerruish muốn nói với chúng ta qua tiểu thuyết Con quỷ truyền kiếp.
Để đi vào thế giới nửa hư nửa thực, pha trộn giữa không khí tâm linh và màu sắc khoa học này, may mắn chúng ta có một người dẫn đường thông thạo, đó là dịch giả Thế Lữ, cũng là nhà văn đã sáng tạo nên những tiểu thuyết truyền kỳ – hiện thực Việt Nam như Vàng và máu. Bên đường thiên lôi, Trại Bồ tùng Linh, Tiếng hú hồn của mụ Ké… và là người mở đầu cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.
“Mỗi tác phẩm bao giờ cũng là một câu đố, chờ đợi những lời giải thông minh” (Thế Lữ)
Đêm sao, tạnh và rét
Gia trưởng nhà Hammond
Sẽ gặp phải lúc chết.
Bên ngoài bức tường rào, những khóm cây, bụi rậm trông giống như những xe tang cắm lông chỏm. Đằng xa, miền thung lũng tắm trong một bầu sương phủ giá băng. Những ngọn sóng sau cùng phía bể bắc dồn về cồn cát, vật mình tan tác trên đỉnh cồn Thunderbarrow Beacon. Nhô lên khỏi khu rừng và nổi ra ngoài màn sương, một hình tượng quái gỡ vươn thân, đen sì trên một nền trời sao điểm. “Thằng người Dannow” là một hình thù khổng lồ mà thời gian đã tạc vào những hang núi đá bờ bể, một tượng huynh đệ với hình Trường Nhân (Leng Man) gần Eastbourne và những hình “bạch mã” ở rải rác nhiều nơi trong nước Anh. Đêm hôm ấy “người Dannow” trông khác nào một con quỷ lớn lao phi thường đang vặn mình trong cơn hấp hối. Trước sự lặng lẽ đáng gờm của ban đêm trống rỗng. Swanhild thấy mình vô cùng yếu đuối; không đủ sức để chống chọi với cái vật đã kinh ngạo tâm lực và can đảm của ba mươi thế hệ nhà nàng. Bởi vì trong dòng họ Hammond tất cả những người mắt trông thấy cái sự ấy đều quyên sinh hết: từ tổ phụ nàng rồi Warlock, Sir Magnus, rồi vợ chồng Godfrey cho đến bao nhiêu người khác nữa cũng vậy! Họ đều muốn thà chết đi còn hơn là sống để phải nhớ mãi cái ác mộng quái gở mà không một người nào chịu tiết lộ ra.”
Truyền thuyết về ma sói và tín ngưỡng đa thần giáo Bắc Âu, đã được bọn cướp biển Viking, mũ trụ đè lên bím tóc vàng, mang gươm đồng, mang đến nước Anh trên những chiếc tàu buồm đầu mũi khắc hình quái vật từ mấy năm trước công nguyên. Đến xứ sở bị sương mù bao phủ này, nó lại quyện chặt với những ký ức lịch sử thời chiến tranh Hai Hồng và thời Mary Tuder, thiêu sống những kẻ phản đạo trên dàn củi, sau khi nhúng thân thể họ vào thùng hắc in nấu lỏng… Mùi hắc in nấu lỏng không những đã để lại những nhiễm sắc thể trong “gien” di truyền của giòng họ Hammond qua bao thế hệ, mà còn gây những cảm giác và phản xạ về sinh lý cho những người thuộc dòng họ này mãi đến thời đại văn minh của chúng ta ngày naỵ Bên cạnh nỗi ám ảnh về lời nguyền là tham vọng muốn chiếm được vật báu tà thuật với thanh gươm và bàn tay danh vọng chặt từ cái xác một người bị treo cổ, tất cả đã tạo thành một con “quái vật truyền kiếp” bao đời xô đẩy người thuộc dòng họ Hammond phạm vào những tội ác đẫm máu, để sau đó lại sa vào niềm hối hận triền miên đến phải kết liễu đời mình để chuộc lỗi. Bí mật qua từng thế kỷ lại dày đặc thêm ấy chỉ được soi rọi qua ánh sáng của khoa học hình sự và phân tâm học hiện đại, không những đã giải mã được những câu đố bí hiểm xa xưa mà còn mang lại thăng bằng cho tâm hồn con người khi tìm thấy điểm tựa của lương tâm. Chỉ có tình thương mới cứu rỗi được cho con người, phải chăng đó là điều mà nhà văn C.Kerruish muốn nói với chúng ta qua tiểu thuyết Con quỷ truyền kiếp.
Để đi vào thế giới nửa hư nửa thực, pha trộn giữa không khí tâm linh và màu sắc khoa học này, may mắn chúng ta có một người dẫn đường thông thạo, đó là dịch giả Thế Lữ, cũng là nhà văn đã sáng tạo nên những tiểu thuyết truyền kỳ – hiện thực Việt Nam như Vàng và máu. Bên đường thiên lôi, Trại Bồ tùng Linh, Tiếng hú hồn của mụ Ké… và là người mở đầu cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.
“Mỗi tác phẩm bao giờ cũng là một câu đố, chờ đợi những lời giải thông minh” (Thế Lữ)