Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969.427.661
Giỏ hàng 0
 TÂM PHÂN HỌC VÀ TÔN GIÁO
 TÂM PHÂN HỌC VÀ TÔN GIÁO
 TÂM PHÂN HỌC VÀ TÔN GIÁO
 TÂM PHÂN HỌC VÀ TÔN GIÁO
 TÂM PHÂN HỌC VÀ TÔN GIÁO
 TÂM PHÂN HỌC VÀ TÔN GIÁO
 TÂM PHÂN HỌC VÀ TÔN GIÁO
 TÂM PHÂN HỌC VÀ TÔN GIÁO

TÂM PHÂN HỌC VÀ TÔN GIÁO

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: TPHVTG

Tác giả: ERICH FROMM

Nhà xuất bản: TU THƯ VẠN HẠNH

Năm xuất bản: 1968

850.000 đ

Số lượng

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Hỗ trợ bọc plastic cho sách

Gọi điện để được tư vấn: 0969.427.661

Thông tin chi tiết

Tác giả: Erich Fromm

Người dịch: Ni sư Trí Hải

Số trang: 189 trang

sách gốc, rất đẹp, đủ trang.

Giá bán: 850 ngàn đồng

Mục lục sách Tâm Phân Học Và Tôn Giáo

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI TỰA I

LỜI TỰA II

Chương 1: VẤN ĐỀ

Chương 2: FREUD VÀ JUNG

Chương 3: PHÂN TÍCH VÀI ĐIỂN HÌNH KINH NGHIỆM TÔN GIÁO

Chương 4: NHÀ TÂM PHÂN HỌC NHƯ MỘT “Y SĨ CỦA LINH HỒN”

Chương 5: TÂM PHÂN HỌC LÀ MỘT ĐE DỌA CHO TÔN GIÁO?

Tâm phân học và tôn giáo nghiên cứu bản chất con người đằng sau các biểu tượng tôn giáo và các biểu tượng phi tôn giáo, và như Erich Fromm chứng minh, chỉ khi nào phân biệt được tôn giáo độc đoán và tôn giáo nhân bản, chúng ta mới có thể “chữa trị tâm hồn” con người, chữa trị các căn bệnh của thời đại. Vấn đề tôn giáo không phải là vấn đề Thượng đế mà là vấn đề con người, từ đó, con người có thể thấu hiểu và khước từ các dạng sùng bái thần tượng, đồng thời tôn vinh và gìn giữ những di sản tinh thần quý báu nhất của chính mình.

Tác phẩm Tâm phân học và Tôn giáo, Fromm muốn nối tiếp và làm sinh động lại cái truyền thống đã khởi nguyên từ thời Platon, trong đó nhà tâm lý học hay nói hẹp hơn, nhà tâm phân là một “Y sĩ của Linh hồn”. Tiền đề nền tảng của Fromm: Người ta không thể xâm phạm đến sự nguyên vẹn tri thức và tinh thần mà không phương hại đến toàn thể nhân cách, đã được sử dụng như một viên đá thử vàng. Sau cuộc thử lửa, những tôn giáo đặt nền trên thần quyền đều bị khước từ vì vĩnh viễn trói buộc con người vào tinh thần nô lệ. Chỉ những tôn giáo nhân bản, những tôn giáo xác quyết và đề cao sức mạnh tinh thần đích thực của con người trong nhiệm vụ giải phóng cho chính mình (trong đó Phật giáo là hình ảnh rực rỡ nhất vì đã đáp ứng đúng những yêu sách nói trên) mới được chấp nhận. Những phân tích về tâm trạng “tôn thờ thần tượng” của Fromm xui ta nhớ đến khuôn mặt yêu dấu của Simone Weil khi cô biện giải về quan niệm thiện ác.

 

Sách cùng danh mục