Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969.427.661
Giỏ hàng 0
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH
THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH

THÔNG LOẠI KHOÁ TRÌNH

Tình trạng: Hết hàng

Mã sản phẩm: TLKT-TVK

Tác giả: TRƯƠNG VĨNH KÝ

Nhà xuất bản: Imprimerie Commerciale Rey & Curiol

Năm xuất bản: 1888

Liên hệ

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Hỗ trợ bọc plastic cho sách

Gọi điện để được tư vấn: 0969.427.661

Thông tin chi tiết

Tên tuổi Trương Vĩnh Ký thường được gắn với vai trò tiên phong trên nhiều lĩnh
vực văn hóa, trong đó có hoạt động báo chí. Trong hai tờ báo luôn được nhắc đến trong
lịch sử báo chí Việt Nam và sự nghiệp Trương Vĩnh Ký là Gia Định báo và Thông loại
khóa trình thì Thông loại khóa trình dường như vẫn ở ngoài vùng khảo cứu của giới khoa
học. Có lẽ lý do chủ yếu là việc tiếp cận tờ báo này quá khó khăn, do nó là tờ báo tư nhân
và chỉ tồn tại trong vòng hai năm, trong khi Gia Định báo là tờ công báo của chính phủ
Pháp, được bảo trợ phát hành liên tục 44 năm, nên ít nhiều đã được các kho lưu trữ Pháp
hoặc nước ngoài quan tâm hơn. Thêm nữa, xét về tác động chính trị xã hội, Thông loại
khóa trình có thể lùi sau Gia Định báo, nhưng nhìn từ nội dung và phương thức làm báo
đây lại là một đối tượng đáng chú ý, ít nhất là trong sự nghiệp riêng của người chủ báo.
Thông loại khóa trình ra số đầu tiên vào năm 1888, do Trương Vĩnh Ký tự điều
hành, xuất bản. Trong 18 số xuất bản trong hai năm 1888-1889,

Về số lượng trang báo: số 1 và số 2 mỗi số 11 trang, số 3 là 12 trang; còn từ số 4 trở
đi mỗi số có 16 trang. Từ số đầu đến số 5, các bài đều không ghi tên tác giả, nhưng theo
lời “Bảo” ở số 1 thì có thể xem tất cả các bài ấy đều của Trương Vĩnh Ký viết. Từ số 6 trở
đi bắt đầu có thêm một vài bài diễn Nôm của Trương Minh Ký làm để giải nghĩa các câu
chữ Nho. Từ số 7 trở đi còn có bổ sung thêm một số cây bút khác như Léon Trương Vĩnh
Viết, Trần Chánh Chiếu, Antoire Trần Hữu Hạnh, Nguyễn Khắc Huề (Hòa)...
Trang bìa Thông loại khóa trình luôn có hình thức khá thống nhất: phía trên có
hàng chữ Hán(Thông loại khóa trình), phía dưới là hàng chữ
Pháp “Miscellaneés ou Lectures Instructives” (Tạp văn hay những bài học giáo dục), khổ
16cmx24cm, không có hình ảnh minh họa hay trang trí kèm theo.

 

Sách cùng danh mục