THƠ ĐÔNG HỒ
Tình trạng: Hết hàng
Mã sản phẩm: TĐH-K1932
Tác giả: ĐÔNG HỒ
Nhà xuất bản: NAM KÝ THƯ QUÁN
Năm xuất bản: 1932
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Hỗ trợ bọc plastic cho sách
Thông tin chi tiết
Đương thời phong trào Thơ mới 1932 – 1945, ông cho in hai tập: Thơ Đông Hồ (Nam Ký thư quán Xb, H., 1932) và Cô gái xuân (Vị Giang văn khố Xb, Nam Định, 1935), rồi được Tản Đà, Trọng Toàn Nguyễn Văn Kiêm, Phan Văn Hùm, Nguyễn Xuân Huy, 13 chàng, Nàng Lê (Lê Tràng Kiều), Trần Thanh Mại, Hoài Thanh – Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan, Dương Quảng Hàm, Kiều Thanh Quế, Thiếu Sơn, Vân Đài… cùng quan tâm trao đổi, luận bàn.
Có thể xác định chắc chắn trước khi đưa in tập Thơ Đông Hồ (1932), tác giả có gửi thư nhờ Tản Đà đọc thẩm định và viết tựa cho thơ mình. Tản Đà – bậc trưởng lão (sinh 1889) hơn Đông Hồ đến 18 tuổi và đã nổi tiếng trên văn đàn nước Việt – lại khiêm nhường tỏ bày sau trước cái lý do không viết được bài tựa và niềm cảm thông, trân trọng bạn thơ phương xa. Từ Hà Nội, Tản Đà thận trọng viết Một bức thư trả lời người xa in trên An Nam tạp chí (số 35, tháng 12.1931).
Trên thực tế, cũng có thể coi đây là một bài Tựa đặc biệt kiểu Tản Đà cho tập thơ của Đông Hồ với lời kết ân tình: “Nay xin Tiên sinh hãy tạm biết cho là tôi đối với bức thư của Tiên sinh thật không phải dám là vô tâm; về phần tôi cũng được yên tâm rằng thực đã có một bức thư trả lời người xa. Mây nước tuy xa, tháng ngày còn rộng; ngư nhàn lai vãng, trên văn đàn còn nhiều lúc gặp nhau. Kính chúc Tiên sinh an hảo. Nguyễn Khắc Hiếu bái phục’’…
Trong bối cảnh bản đàn thơ mới sắp sửa buông tiếng dạo đầu, Trọng Toàn trân trọng viết bài Một người có công với quốc văn: Ông Đông Hồ và đặc biệt nhấn mạnh thể thơ, chất thơ: “Ông Đông Hồ có tiếng là tài làm thơ, lố thơ thanh nhã trang nghiêm, nền nếp tinh thần thơ cổ mà hàm có giọng bóng bẩy nhẹ nhàng, tình cảm lãng mạn thơ mới” (Nam Phong tạp chí, số 173, tháng 6.1923)…