Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969.427.661
Giỏ hàng 0
LY TAO
LY TAO

LY TAO

Tình trạng: Hết hàng

Mã sản phẩm: LT-K1944

Tác giả: NHƯỢNG TỐNG

Nhà xuất bản: TÂN VIỆT

Năm xuất bản: 1944

Liên hệ

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Gọi điện để được tư vấn: 0969.427.661

Thông tin chi tiết

Ly Tao
Nhượng Tống dịch
Nxb Tân Việt năm 1944
Giấy dó, BÌAGÁY RUỘT ĐẸP
*********************************
Ông tên thật là Hoàng Phạm Trân, người làng Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, Nhượng Tống được học chữ Hán ngay từ nhỏ, sau mới tự học thêm chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Ông tinh thông và uyên bác văn chương và triết học phương Đông, dù không có một văn bằng nào cả. Nhượng Tống là một tấm gương của “lớp trước”, người mà những Trúc Khê Ngô Văn Triện (1901-1947), Vân Hạc Lê Văn Hòe (1911-1968) hay Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954) từng dùng những từ ngữ đẹp đẽ nhất để ca ngợi.
Khởi viết năm 1921 khi báo Khai hóa ra đời, kể từ đó, ông lần lượt viết cho các báo: Nam thành, Thực nghiệp dân báo, Hồn cách mạng, Hà Nội tân văn...
Cuối năm 1926, Nhượng Tống tham gia Nam Đồng thư xã và trở thành một thành viên nòng cốt. Nam Đồng thư xã chuyên xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước.
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí tham gia thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại làng Thể Giao, Hà Nội. Ông là ủy viên Trung ương Đảng bộ, phụ trách vai trò trọng yếu trong việc biên soạn văn thư tuyên truyền và huấn luyện đảng viên.
Năm 1929, theo kế hoạch của Nguyễn Thái Học, Nhượng Tống được giao nhiệm vụ vào Huế gặp nhà ái quốc Phan Bội Châu, mời Cụ làm Chủ tịch đảng danh dự. Việc chưa thành, Nhượng Tống bị mật thám Pháp bắt. Hội đồng đề hình tuyên án ông 10 năm tù, rồi đày ra Côn Đảo, mãi đến năm 1936 mới được tha. Khi Nhượng Tống đang còn bị giam tại Côn Đảo, thì các đồng chí của ông tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930). Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu. Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí lên đoạn đầu đài.
Những ngày tháng bị cầm tù tại Côn Đảo, Nhượng Tống vừa giữ vững khí tiết vừa dốc sức vào học tập, nghiên cứu văn chương, triết học phương Đông, tạo nội lực cho những sáng tác vào thập niên 40. Những tác phẩm mà Nhượng Tống để lại cho văn học thật đồ sộ, tạo nên chân dung một học giả uyên thâm, sâu sắc, đời sau ít có người sánh kịp.

Sách cùng danh mục