Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969.427.661
Giỏ hàng 0
LỬA THIÊNG
LỬA THIÊNG
LỬA THIÊNG
LỬA THIÊNG
LỬA THIÊNG
LỬA THIÊNG
LỬA THIÊNG
LỬA THIÊNG
LỬA THIÊNG
LỬA THIÊNG

LỬA THIÊNG

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: LT-HC

Tác giả: XUÂN DIỆU

Nhà xuất bản: ĐỜI NAY

Năm xuất bản: 1940

Liên hệ

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Hỗ trợ bọc plastic cho sách

Gọi điện để được tư vấn: 0969.427.661

Thông tin chi tiết

Tháng 11 năm 1940, tập thơ Lửa thiêng được nhà Đời Nay của Tự Lực Văn Đoàn xuất bản, Tô Ngọc Vân trình bày bìa, bạn tri âm Xuân Diệu đề tựa tập thơ đã “nghe” và “cảm” được sâu sắc hồn thơ Huy Cận.

Hai bài thơ hay vào loại nhất nhì trong tập Lửa thiêng, Huy Cận viết tặng Khái Hưng. Chắc là thời ấy, Huy Cận mến mộ Khái Hưng lắm. Còn một số những bài khác như Đi giữa đường thơm đề tặng Thạch Lam, Đẹp xưa tặng Tô Ngọc Vân, Học sinh tặng Tú Mỡ, Hồn xa tặng Thế Lữ, Giấc ngủ chiều tặng Hoàng Đạo, Nhạc sầu tặng Nguyễn Gia Trí,  Áo trắng tặng Nhất linh... Tập Lửa thiêng, như vậy, ngoài giá trị thi ca, còn lưu lại một chút tình bạn, tình người. Cho nên hôm nay chúng tôi muốn nhắc lại hai bài thơ vào loại hay nhất của Huy Cận: Bài Buồn đêm mưa  tặng Khái Hưng, và bài Tràng giang tặng Trần Khánh Giư.

Buồn đêm mưa (tặng Khái Hưng)

Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la...
Tai nương giọt nước mái nhà
Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi...
Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi...
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ...
Tương tư hướng lạc, phương mờ...
Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe.
Gió về, lòng rộng không che,
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư...

Buồn đêm mưa xác định nỗi sầu Huy Cận. Đó là nỗi buồn vô cớ, xuyên suốt không gian, như một độ ẩm có sức thẩm thấu ngấm ngầm, theo nước mưa thấm vào lòng người. Những yếu tố âm nhạc và thi ca ở đây kết hợp toàn bích như một bản nhạc phổ thơ, như bài thơ phổ nhạc. Và tiếng buồn, khởi đi từ không gian ẩm lạnh của đêm mưa, và tiếng mưa như những nốt nhạc gợi nhớ, một nỗi nhớ vu vơ, nhớ ai? Nhớ không gian. Không gian nào? Không gian giá buốt, chứa một "nỗi hàn bao la"... Càng nằm, càng nghe, càng lạnh, điệu nhạc mưa càng tung hoành, làm khắc khoải lòng người, làm đờ đẫn tâm can, làm lang thang chân bước, từ mưa đến mộng, từ tâm cảnh sang ngoại cảnh. Đó là một nỗi sầu vô cớ, sầu lang thang, không nhà không cửa, sầu không quán trọ, sầu không phương hướng... sầu dọc chiều dài thời gian và sầu mênh mông trong không gian vô tận. Chưa bao giờ chúng ta nghe một bản nhạc sầu như thế, sầu hồn hoà trong ướt át gió mưa, nhẹ nhàng sầu và êm ái đến thế.

Đến bài Tràng giang tặng Trần Khánh Giư, không gian sầu mở tung trên trời nước. Phạm Duy bảo khi ông làm bài Cửu Long giang, ông đã nghĩ đến Tràng giang của Huy Cận, và bất cứ ai trong chúng ta, một lúc nào đó, ngược dòng Cửu Long, hoặc xuôi sóng Bạch Đằng, mà  không trạnh thấy bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

Niềm bâng khuâng dâng lên như sóng, từng đợt, từng đợt trùng trùng, chiếm hữu tâm tư, sông loang thành biển, mối sầu tan rộng như đại dương, bay lên thượng tầng thanh khí:  


Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy giòng.
 
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
 
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc...
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Sách cùng danh mục