Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969.427.661
Giỏ hàng 0
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA
GIỌT SƯƠNG HOA

GIỌT SƯƠNG HOA

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: GSH-K1942

Tác giả: PHẠM VĂN HẠNH

Nhà xuất bản: LƯỢM LÚA VÀNG

Năm xuất bản: 1942

Liên hệ

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Hỗ trợ bọc plastic cho sách

Gọi điện để được tư vấn: 0969.427.661

Thông tin chi tiết

“Giọt sương hoa” (1942) của thi nhân Phạm Văn Hạnh, từ nay và vĩnh viễn, sẽ là những sáng tác “kỳ thảo” (dù miễn cưỡng) còn tươi xanh mãi trong vườn Thơ Việt. (PVH chỉ coi mình như là một “người thơ”, một “kẻ yêu thơ” quê quán ở miền Hậu giang, chứ không phải là một “thi sĩ”).

Riêng các bài "phiếm du”, ca ngợi đời sống và những “thức ăn trần gian”, trong tập Giọt sương hoa, gợi nhớ các thú vui tao nhã trong “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, và có thể ví với các bài "poèmes en prose" của Beaudelaire và Rimbaud (giữa và cuối thế kỷ 19), và các bài “văn thơ" trong các tập “Les Cahiers et les Poésies d'André Walter" và "Les nourritures terrestres" của André Gide (đầu thế kỷ 20). Xin đừng quên là vào thời điểm ấy (1941-43), trên đất Việt, rất hiếm, hoặc chưa có ai làm "thơ-văn xuôi” cả.

MỘT TẾT Ở HÀ NỘI

(phiếm du)

Tết năm nay tôi ở Hà Nội. Và cũng như phần nhiều năm kể từ hồi nhỏ. Vì Hà Nội là "quê” tôi, tuy ông bà tôi là người ở mãi xa kia, bên bờ Sông Bassac, cuồn cuộn ánh sáng quanh năm...

“Ăn Tết” đối với tôi là “sắm Tết". Trong con mắt tôi, Tết chỉ có ở mấy ngày trước. Đến, là hết rồi. Xuân qua, cho tôi cái cảm giác là lúc nở với lúc tàn cùng trong một phút mà tiếng pháo đầu năm như khua động trong lòng tôi những đường tơ đau đớn, lạ lùng...

Nên mấy ngày trước Tết, tôi sống mãnh liệt, sống trong chờ đợi... cái phút đương qua...

Tôi đi lên, đi xuống mấy phố Hàng Ngang, Hàng Đào, rồi vào chợ, rồi đứng tần ngần trước cửa hiệu các chú khách. Người ta đi lại sắm Tết. Tôi cũng vậy. Và cũng nhiều bạn thiếu niên như tôi (kể cả các bạn gái). Chúng tôi nhiệt thành lặn lội dưới trời mưa phùn lấm láp, vui sướng nhìn cả một vườn đào cử động trên các ngả đường. Hình như được chen lấn trong đám đông, vội vàng hớn hở, lòng tôi cũng hớn hở vội vàng?

Mấy bức tranh Tàu xanh đỏ đủ giữ tôi lại hàng giờ. Chú khách Vân Nam bán hàng, áo bông trứng sáo dài quét gót, vòng tay giấu trong tay áo như một phép thuật lạ. Tôi ngỡ một tiên ông ở phương xa lại để thử khách trần, - và bức họa mỹ nhân cặp trên tường nhìn tôi, hữu ý...

Quay lại, những bức vẽ loa loẹt con gà, con cóc, như ở các truyện cổ tích chui ra, làm sống lại cả một thời xưa. Tôi thấy tôi đường đi "khám phá cuộc đời”, cái gì cũng đượm vẻ huyền bí, cái gì cũng nhuộm một màu tươi.

Pháo, câu đối, cam, hoa đào, cho đến môi người thiếu nữ, cảnh vật là một bản nhạc theo điệu hồng.

Nhưng sao lòng tôi chưa lên tiếng họa, hay còn đợi khúc Bạch Tuyết Dương Xuân?

Vì lòng tôi vốn như vậy, ở giữa cảnh xinh tươi còn khát cảnh xinh tươi, và vẻ đẹp bên mình chỉ khêu nỗi nhớ nhung một vẻ xa vời, báu lạ.

Tôi nhớ đến một người đàn bà gặp một buổi chiều chợ Tết năm kia. “Nàng” bận tang phục bằng hàng đen, tóc vấn dối, phấn đánh qua loa. Một mùi thơm đầy sắc dục theo nàng như từ trong phòng ra. Lách trong đám muôn hoa, nàng chỉ mua mấy bó violettes còn ở chợ. Rồi đi... Tối hôm ấy, khi về nhà, tôi không còn ngửi thấy mùi đào, mùi cúc nữa, và nằm mơ như một trận mưa tím bay tỏa khắp bên mình...

Tôi lần lần đi ngược lại những năm về trước, mỗi năm đều để lại cho tôi một hình ảnh đẹp, hình ảnh một người đàn bà. Cũng bận đồ đen, và con mắt còn đen hơn nữa...

“Nàng” ngồi trên xe điện, nàng vào các cửa hàng, nàng mua một cánh hoa. Rồi đi... không bao giờ gặp lại.

Năm nay, tôi lại gặp một hình ảnh đẹp...

Trước cửa một hiệu thuốc Bắc, một chàng Cao Ly đứng bán đôi bồn hoa lạ. Trên biển giấy đỏ cắm ngay cạnh, đề mấy chữ: “Hợp Thời Mẫu Đơn Hoa Vương”. Hỏi giá, không hơn hai chục bạc; còn hoa, chơi đến tháng ba chưa tàn. Đành là chưa mua được, nhưng tự nhủ là cũng chưa ai mua, tôi đứng lại ngắm những buổi bình minh hé trên mấy đóa hồng phớt, và lặng chờ một Giáng Tiên sắp sửa qua, vô ý vương gãy một cành...

Nàng Giáng Tiên không bao giờ qua.

Tri thức là “cái gì còn lại khi đã quên”.

Tôi muốn quên, quên ngay cho hết những điều sở đắc. Tôi muốn óc tôi, lòng tôi, luôn luôn là một thửa đất, phì nhiêu và rộng lượng, mỗi trận gió tạt qua lại rải xuống một lớp cỏ lạ hoa nồng...

Nắng mới, lòng mới, hình ảnh, rung động mới.

Đừng níu áo: ta không bao giờ ngoảnh lại. Đừng khuyên dỗ, hồ lệ đã tan rồi.

Biết để mà quên, chơi để mà chán, nghỉ để làm việc, giận để yêu đương.

Mỗi ngày qua mang lại cho ta một cái kinh ngạc: hạt châu xanh mắc trên cành, tiếng nhạc mềm trong ánh trăng...

Ngày ta không biết kinh ngạc, là ngày ta cũng không còn. Đến cửa mồ, thi nhân còn vãn ca tia sáng của mặt trời.

Sách cùng danh mục