Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969.427.661
Giỏ hàng 0
VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC
VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC

VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: VSTGCM-K1975

Tác giả: QUỐC SỬ QUÁN

Nhà xuất bản: VĂN SỬ ĐỊA

Năm xuất bản: 1960

10.000.000 đ

Số lượng

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Gọi điện để được tư vấn: 0969.427.661

Thông tin chi tiết

Bộ sách"Việt sử thông giám cương mục" của Quốc Sử Quán, do Nhà xuất bản Văn Sử Địa xuất bản từ năm 1957 đến năm 1960.

Bộ sách trọn bộ 20 tập, có tình trạng rất đẹp, đủ bìa và trang, đóng bìa xưa, ruột đẹp, lõi sách chắc chắn.

"Bộ sử này, chúng tôi dịch nguyên văn chữ Hán bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục (gọi tắt: Cương mục) của Quốc sử quán triều Nguyễn làm từ thời Tự-đức năm thứ 9 (1856) đến năm thứ 34 (1881) và in xong năm Kiến-phúc thứ nhất (1884).

Bộ Cương mục, ngoài quyển đầu gồm có những chương nêu rõ thủ tục làm sách đặt ở đầu, chia làm hai phần: Tiền biên và Chính biên. Tiền biên gồm năm quyển bắt đầu từ Hùng vương (thuộc Hồng-bàng thị, 2879 - 258 tr.c.ng đến Mười hai Sứ quân (966-967); Chính biên gồm 47 quyển, bắt đầu từ Đinh Tiên-hoàng (970-979) đến Lê Mẫn-đế (1787-1789). Tổng cộng 53 quyển.

[...] Dưới đây là mấy nét lớn về công việc biên dịch:

I- Nguyên sách tên là Khâm định Việt sử thông giám cương mục. "Khâm định" là một danh từ đã được mệnh lệnh hoàng đế quyết định. Vì thấy hai chữ "Khâm định" đứng đầu, nên có nhiều người, đáng lẽ gọi tắt là "Cương mục", lại theo quy luật ngôn ngữ chung, gọi là "sách Khâm định" hoặc "sử Khâm định".

Nay xét: danh từ "Khâm định", ngày nay không còn tác dụng nữa, nên chúng tôi lược bỏ mà chỉ để nhan đề sách là: Việt sử thông giám cương mục. Và, khi cần giản hóa, gọi tắt là Cương mục. Ấy cũng như trong Hán văn gọi tắt bộ Thông giám cương mục của Chu Hi là Cương mục.

II- Về nội dung, sử Cương mục, vì bị điều kiện lịch sử hạn chế, làm theo quan điểm sử học phong kiến, từ lập trường đến tư tưởng và phương pháp đều khác với quan niệm về sử học ngày nay. Nhưng, đây là một bản sử dịch, chúng tôi phải hết sức trung thực với nguyên văn, cố giữ lấy tinh thần nguyên thư, cốt mong đi được sát và dịch được đúng:

a. Tên người, tên đất, dù biết nguyên thư vì kiêng tên húy triều Nguyễn mà chép khác đi;

b. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân và nguyên thư chép là "làm loạn", dù biết không đúng với lập trường nhân dân;

c. Tên đất trong nguyên thư phần nhiều có thời gian tính. Khi "Lời chua" của Cương mục nói đến địa danh duyên cách, là chỉ hạn chế đến cuối triều Tự-đức mà thôi. Bản dịch cứ phải dịch theo dù biết ngày nay đã thay đổi khác.

Mục đích chính là cốt dịch ra để tiện sử dụng sử liệu, nên không dám cầu toàn trách bị ở nguyên thư...".

- Trích Lời tổ biên dịch

Sách cùng danh mục