Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969.427.661
Giỏ hàng 0
Cha tôi Đặng Tiểu Bình
Cha tôi Đặng Tiểu Bình

Cha tôi Đặng Tiểu Bình

Tình trạng: Hết hàng

Mã sản phẩm: CTĐTB_K36A

Tác giả: Mao Mao

Nhà xuất bản:

Năm xuất bản: 1995

Liên hệ

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Gọi điện để được tư vấn: 0969.427.661

Thông tin chi tiết

Tên sách: Cha tôi Đặng Tiểu Bình

Tác giả: Mao Mao

Dịch giả: Quách Hải Lượng - Trần Ngọc Thuận

Số trang: 864

NXB: Chính Trị Quốc Gia

Năm xuất bản: 1995

Nội dung:

“Cha tôi Đặng Tiểu Bình” là một cuốn tự truyện viết bởi Mao Mao, con gái thứ của Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình có hai người vợ (?)  (theo như trong sách là như vậy, tôi thấy trên wiki ghi là ba). Người vợ đầu tiên chết trong cách mạng, sau ông có một người vợ khác tên là Trác Căn. Ông có năm người con: Đặng Lâm (trưởng nữ), Đặng Phác Phương (con thứ nhưng trưởng nam), Đặng Nam, Đặng Dung (là Mao Mao), Đặng Chất Phương (tên cúng cơm là Phi Phi).

Cuốn sách này được dịch từ nguyên bản tiếng Hoa "Ngã đích phụ thân Đặng Tiểu Bình - văn cách tuế nguyệt" của Nhà xuất bản Văn hiến Trung ương, tháng 8 năm 2000.

Mười năm "cách mạng văn hóa" là tai họa lớn trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Mức độ ảnh hưởng sâu sắc của nó, sự phá hoại ghê gớm của nó là điều chưa từng có trong lịch sử. Phàm những ai trải qua "cách mạng văn hóa" đều khắc cốt ghi xương thời ký đó. Đặng Tiểu Bình là một nhân vật trọng yếu mà mười năm "cách mạng văn hóa" nhằm tới. Viết về "cách mạng văn hóa" không thể không viết về Đặng Tiểu Bình.

"Cha tôi là nhân vật trọng yếu mà mười năm"cách mạng văn hóa" nhằm tới; viết về "cách mạng văn hóa", không thể không viết về cha tôi. Mà mười năm "cách mạng văn hóa" lại là giai đoạn thăng trầm vô cùng lý thú của cha tôi, cho nên viết về Đặng Tiểu Bình thì cũng không thể không nói đến "cách mạng văn hóa". Viết về những gì cha tôi nếm trải trong thời kỳ "cách mạng văn hóa" vừa là nhớ lại cuộc sống phi thường của cha tôi, vừa là nhớ lại những năm tháng phí hoài. Những điều tôi viết dưới đây không thể gọi là truyện ký về cha tôi, cũng không phải là hồi ký của cá nhân tôi. Trong khi chưa biết nên xếp vào loại nào, tôi tạm gọi nó là "Sổ ghi chép tình cảm" vậy!

Những mong mọi người khi đọc các ghi chép tình cảm này, sẽ cảm nhận lại được thời kỳ "cách mạng văn hóa" thuở nào."

Sách cùng danh mục