Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969.427.661
Giỏ hàng 0
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG
CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

CÁC HỌA SĨ TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: CHS-K3A

Tác giả: Nhiều tác giả

Nhà xuất bản: MỸ THUẬT HÀ NỘI

Năm xuất bản: 1993

1.500.000 đ

Số lượng

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Hỗ trợ bọc plastic cho sách

Gọi điện để được tư vấn: 0969.427.661

Thông tin chi tiết

Theo Tô Ngọc Vân: “Trường Mỹ thuật, năm đầu tiên sáng lập, ở khu vườn Dufeur, cũng trong phạm vi của Trường Mỹ thuật bây giờ. Đó là một xưởng lớn, lợp kẽm trước kia chứa cuốc xẻng của Sở Lục-lộ, năm 1925, vừa là tư thất của ông Đốc Tardieu, vừa là chỗ họp của những người mới được tuyển”.

Về cái tên “vườn Dufeur”, ngay cả nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc lúc sinh thời cũng đã không tìm ra tung tích. Điều chắc chắn rằng, địa điểm tạm thời ban đầu của Trường Mỹ thuật nằm trong những gian nhà rộng rãi vốn được xây dựng cho nhà máy phát điện phục vụ Đấu xảo 1902, cũng có thời gian làm điểm chứa hàng của Ga Hàng Cỏ. Đây cũng chính là nơi ông Victor Tardieu đã mượn chỗ để thực hiện bức tranh lớn 77m2 cho Trường Đại học Đông Dương vào những năm 1921-1927. Và sau khi Trường Mỹ thuật khai giảng khóa đầu tiên tháng 11 năm 1925, phải đợi thêm ba năm nữa tồn tại trong tình trạng thiếu thốn, trường mới có được tòa nhà mới ở 102 phố Reinach (trên đoạn cuối đã bỏ của phố Trần Quốc Toản bây giờ, nằm giữa phố Yết Kiêu và đường Lê Duẩn, đến nay vẫn còn một phần di tích tại số nhà 149B đường Lê Duẩn).

Địa chỉ số 42 phố Yết Kiêu hiện nay của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam trước đây chính là cổng sau của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở phố Bovet cũ.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (l’École supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine) tên chính thức là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đại học Đông Dương (l’École supérieure des Beaux-Arts de l’Université indochinoise). Còn gọi tắt là Trường Mỹ thuật Đông Dương (l’École des Beaux-Arts de l’Indochine) hoặc Trường Mỹ thuật Hà Nội (l’École des Beaux-Arts de Hanoi).

Trường nằm trong hệ thống “Đại học đường” (Grandes Écoles) thuộc ngành giáo dục đại học Pháp. Chữ “cao đẳng” (supérieur) nhằm chỉ bậc học (đại học) và ngạch học (chính qui, công lập). Việc thành lập một trường như vậy buộc phải được quyết định bởi cấp bộ trưởng, mà vì vậy trường mới được hưởng ngân sách do nhà nước cấp.

Viện lưu trữ quốc gia Pháp, ngành hải ngoại (Archives nationales, Section Outre-Mer) hiện vẫn còn lưu một bức thư của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Marius Moutet gửi Toàn quyền Đông Dương, ghi ngày 25 tháng 8 năm 1937, đề cử nhà điêu khắc Évariste Jonchère làm hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội.

ăm 1938, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã được tổ chức lại (theo nghị định ký ngày 24 tháng 5 năm 1938 của Toàn quyền Đông Dương) và lấy tên là Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật thực hành Đông Dương (l’École supérieure des Beaux-Arts et des Arts appliqués de l’Indochine).

Theo đó, nhà trường có hai ban chính: ban hội họa, điêu khắc và sơn mài (section de peinture, sculpture et laque) và ban kiến trúc, thuộc ngành giáo dục đại học (l’enseignement supérieur).

Ba ban phụ thuộc về nghệ thuật thực hành: ban trần triết (bậc 2), ban kim hoàn và chạm trổ (bậc 1, nghề thủ công), ban gốm (bậc 1) và cuối cùng là một lớp bổ túc (cours complémentaire) về hội họa và nghệ thuật trang trí. Thời kỳ này, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã thuộc quyền giám đốc của nhà điêu khắc Évariste Jonchère (người chủ trương tăng cường giáo dục thủ công mỹ nghệ), sau cái chết của ông Victor Tardieu vào năm 1937. Như vậy là “sơn mài” từ chỗ là một môn học thử nghiệm, sau khoảng 10 năm, đã trở thành một môn học cơ bản tương đương với hội họa và điêu khắc.

Sách cùng danh mục